Đánh Giá Bài Viết
Tóm tắt
Thủ Thiêm và những thăng trầm của nó qua các thời kỳ được Kiến Thức Cần Biết tổng hợp lại trong tiêu đề “Nguồn Gốc Tên Gọi Thủ Thiêm”.
User Review
( votes)Nguồn gốc tên gọi Thủ Thiêm, Tên gọi “Thủ Thiêm” xuất phát từ đâu, và tại sao lại gọi là Thủ Thiêm. Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Để lý giải cho câu hỏi này, mời các bạn cùng Kiến Thức Cần Biết đọc bài viết dưới đây để mổ xẻ câu chuyện nhé.

Nguồn gốc tên gọi Thủ Thiêm qua ca dao
Địa danh hôm nay chúng ta nói về là vùng đất Thủ Thiêm (quận 2, thành phố Hồ Chí Minh). Thủ thiêm là vùng đất nằm bên kia sông Sài Gòn, trước đây là một vùng đất ven sông, đầy những ngôi nhà sàn mọc cao lên mặt sông với các lối đi là những cầu ván sơ sài. Từ quận 1 sang Thủ Thiêm ngày xưa phải đi bằng đò, cho nên có câu ca dao:
“Bắp non mà nướng lửa lò,
Đố ai ve được con đò Thủ Thiêm”
Ca dao
Sau này có thêm phà Thủ Thiêm. Nhưng con đò và chiếc phà Thủ Thiêm đã trở thành hoài niệm khi có cầu Thủ Thiêm và hầm đường bộ Thủ Thiêm. Từ sau khi đại lộ Đông Tây và hầm vượt sông Sài Gòn được thông xe năm 2010 nối Thủ Thiêm, vùng trũng phát triển – cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen với quận 1 thì bán đảo Thủ Thiêm và khu Đông TP đã chuyển mình nhanh chóng thành một đô thị mới hiện đại. Hiện nay bán đảo Thủ Thiêm và khu Đông đang là điểm nóng phát triển bất động sản. Ngoài khu đô thị Sala nằm cách trung tâm quận 1 mấy trăm mét sông Sài Gòn đang ngày đêm hối hả xây dựng, hàng loạt khu nhà cao tầng đang mọc lên san sát dọc đại lộ Mai Chí Thọ, Đồng Văn Cống và cả dọc đường dẫn cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây chạy đến giáp đường Đỗ Xuân Hợp, quận 9 là những khu đô thị mới đang mọc lên. Tận cuối quận 2 gần quận 9 nhưng cũng có các khu chung cư mang tên Thủ Thiêm: Thủ Thiêm Xanh, Thủ Thiêm Star… Một khu đô thị hoàn chỉnh, hiện đại, một trung tâm tài chính, trung tâm thương mại đang hình thành ở bán đảo Thủ Thiêm.
Lịch sử vùng đất Thủ Thiêm
Chắc ít người còn nhớ từ trước năm 1975 cho đến cuối những năm 1990, bán đảo Thủ Thiêm vẫn là vùng trũng phát triển. Một vùng đất thường xuyên ngập nước, phèn chua, cỏ lát, cỏ năng mọc khắp nơi. Chỉ cách trung tâm TP một con sông rộng năm, bảy trăm mét nhưng như là một vùng sâu, vùng xa nào đó, bao nhiêu năm vẫn nối hai bờ sông bằng những chuyến phà rì rầm, chậm chạp như nhịp sống của dân cư mấy xã, phường nằm ở bờ đông, đêm đêm đứng bên này sông nhìn sang TP như nhìn về một thế giới khác.
Lịch sử hình thành vùng đất và nguồn gốc tên gọi Thủ Thiêm cũng khá thăng trầm. Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, vùng đất trũng phía Đông sông Sài Gòn dân cư vẫn rất thưa thớt, sản xuất lúa năng suất thấp không đủ ăn nên phần lớn họ tụ cư dọc theo mé sông để mua bán với các tàu bè qua lại, một số người làm công nhân cho hãng tàu Caric của Pháp gần bờ sông Sài Gòn.
Về nguồn gốc tên gọi Thủ Thiêm, mấy cụ cao tuổi sáng sáng thường ngồi quán cà phê đánh cờ tướng gần chợ Thủ Thiêm kể lại. Thời gian này tôi là phóng viên tập sư,̣ thường lang thang qua bến phà Thủ Thiêm trò chuyện với mấy anh công nhân ở Nhà máy đóng tàu Caric. Theo lời các cụ kể thì từ trước khi Pháp chiếm Sài Gòn, vùng này đã có trạm thu thuế đường sông. Ông thủ ngự, tức trưởng trạm thu thuế tên Thiêm (không biết họ) là người nhân hậu, có khi thấy người bán buôn thua lỗ hay không lời, ông đã giảm hay miễn thuế cho họ. Bà con rất cảm kích nên sau khi ông mất, họ gọi vùng đất quanh trạm thuế sông này là bến Thủ Thiêm. Sau này cả chợ và phà đều mang tên Thủ Thiêm…
Nguồn gốc tên gọi Thủ Thiêm và những thăng trầm chia tách sáp nhập
Sau nguồn gốc tên gọi Thủ Thiêm, vùng đất nhỏ hẹp này cũng có những thăng trầm của nó bởi sự sáp nhập và chia tách qua các thời kỳ.
Năm 1965, quận Thủ Đức thuộc tỉnh Gia Định có 15 xã, Thủ Thiêm thuộc xã An Khánh.
Đến năm 1966, chính quyền cắt xã An Khánh sáp nhập vào đô thành Sài Gòn, tách thành hai phường: Phường An Khánh và phường Thủ Thiêm, thuộc quận 1.
Đầu năm 1967, phường An Khánh và phường Thủ Thiêm được nâng cấp trở thành quận 9, thuộc đô thành Sài Gòn. Tại An Khánh, người ta xây dựng khu nhà công nhân cả mấy trăm căn, chủ yếu dành cho công nhân hãng Caric. Khu nhà công nhân này tồn tại mãi đến gần đây mới được giải tỏa để xây dựng khu đô thị mới.
Sau ngày thống nhất, ngày 20-5-1976 chính quyền cách mạng giải thể quận 9, phường An Khánh và phường Thủ Thiêm trở thành hai xã thuộc huyện Thủ Đức.
Ngày 6-1-1997 giải thể huyện Thủ Đức để thành lập thành ba quận mới.
Từ 1-4-1997 các quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9 chính thức hoạt động, Thủ Thiêm lại trở thành một phường thuộc quận 2.
Lời kết
Đó là “những bước thăng trầm” của Thủ Thiêm với nguồn gốc tên gọi Thủ Thiêm. Vùng đất trũng này đang chuyển mình, vươn vai thành khu Đông TP, giàu có và sang trọng. Hiện nay, quận 2 (gồm cả Thủ Thiêm), quận 9 và quận Thủ Đức đã sáp nhập hình thành nên thành phố Thủ Đức với tương lai đầy hứa hẹn.
Xem nhiều video hay tại youtube KIẾN THỨC CẦN BIẾT
Kết nối trang facebook Kiến Thức Cần Biết.
Xem các bài viết các chuyên mục khác:
Anh Dũng
Tôi phải lưu lại trang web này để xem hằng ngày mới được. Cảm ơn ban biên tập
Bùi Thu Cúc
Cám ơn anh nha, một bài viết rất đầy đủ về nguồn gốc tên gọi Thủ Thiêm, em cũng thắc mắc tại sao người ta gọi là Thủ Thiêm từ rất lâu nhưng chưa có thời gian tìm hiểu, nay có bài viết của anh rồi. Thực sự website này có rất nhiều bài viết hay và thú vị. Cám ơn anh đã bỏ thời gian chia sẻ cùng mọi người! Mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với anh!
Tấn Trường
Cảm ơn Lộc, bài viết rất hay đã trả lời câu hỏi của rất nhiều bạn là tại sao người ta gọi là thủ thiêm
Minh Trần
Cảm ơn bạn đã chia sẻ
Phạm Thu Thảo Singer
Thủ Thiêm, Thủ Đức và nhiều tên gọi khác tại miền Nam nghe lạ tai, nhưg lại có những câu chuyện hay để nghe về nó. Thanks bài viết của Lộc