Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, thuộc họ bầu bí được ưa chuộng và trồng phổ biến tại Việt Nam. Chúng có hình thoi với hình dáng bên ngoài có nhiều u lồi khi sống có màu xanh và chuyển sang màu vàng đỏ như đào khi chín.
Trong các nghiên cứu y học hiện đại, các nhà khoa học nhận thấy rằng khổ qua có chứa rất nhiều sinh tố và khoáng chất tốt cho sức khỏe như protein, lipit, cacbon hydrat, canxi, kali, magie, sắt… còn theo Đông y, mướp đắng vị đắng, lạnh và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường. Dùng 1- 4 quả; nấu, xào, ép nước, pha hãm.
Vậy trái khổ qua mang lại lợi ích gì?
Mời các bạn hãy cùng Kiến Thức Cần Biết tìm hiểu tác dụng của trái khổ qua nhé.
1. Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy
Mướp đắng 2 – 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.
2. Chữa ho
Mướp đắng 1 – 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
3. Chữa thấp khớp
Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
4. Tăng cường khả năng miễn dịch
Mướp đắng rất giàu vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Do đó, chúng hỗ trợ cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể luộc mướp đắng rồi uống nước hàng ngày để chống nhiễm trùng và các bệnh khác.
5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
Mướp đắng chứa phytonutrient, Polypeptide-P, một insulin thực vật làm giảm lượng đường trong máu. Nó cũng tạo ra các tác nhân hạ đường huyết gọi là Charantin để cải thiện quá trình tổng hợp glycogen trong cơ thể.
6. Hỗ trợ tiêu hóa
Mướp đắng chứa nhiều chất xơ giúp thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng, ngăn chặn, phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với những người bị các vấn đề về đường ruột như đau dạ dày, đại tràng, táo bón thì mướp đắng là bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời.
7. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch
Mướp đắng giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, cải thiện chức năng động mạch và ngăn ngừa bệnh tim. Vì vậy, hãy ăn mướp đắng thường xuyên để có một cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài.
8. Cải thiện thị lực
Mướp đắng chứa beta-carotene, có tác dụng trong việc giảm nhiễm trùng mắt cũng như cải thiện thị lực.
9. Thanh nhiệt, giải độc.
Mướp đắng rất giàu chất chống oxy hóa, rất hữu ích trong việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, do chứa chứa thành phần vị đắng đặc thù nên mướp đắng còn có tác dụng ức chế quá trình hưng phấn của trung tâm điều nhiệt trong cơ thể giúp giải nhiệt. Chính vì thế, chúng rất tốt cho gan mật và làm mát máu.
10. Phòng chống ung thư
Hàm lượng lớn protein và vitamin C trong quả khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Thêm vào đó, nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào, hạt và quả khổ qua có hoạt tính chống ung thư bạch cầu và chống vi rút. Cao khổ qua ức chế tăng trưởng và hoạt tính guanilate cyclasecủa ung thư tuyến tiền liệt, kết quả là ngăn chặn sự tăng trưởng tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong ống nghiệm.
11. Tiêu chảy: Khổ qua xào cà rốt
Khổ qua 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn.
12. Viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan
Thịt nạc hầm khổ qua củ cải: Khổ qua 250g – 500g, thịt lợn nạc 125g – 250g, củ cải 100g – 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày.
13. Làm đẹp
Làn da mịn màng, không còn mụn nhờ ăn mướp đắng cũng như sử dụng nước ép mướp đắng để uống hàng ngày, làm mặt nạ mướp đắng với trứng gà trị mụn trứng cá và mụn cám rất tốt.
14. Sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát
Dùng Khổ qua 1 – 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống.
Những đối tượng không nên ăn KHỔ QUA
1. Phụ nữ muốn có thai và đang mang thai
Mướp đắng có tác động xấu đến khả năng sinh sản và thai nhi. Do đó những người đang mong muốn có con hay phụ nữ mang thai nên tránh xa món ăn từ mướp đắng.
2. Người bị bệnh gan, thận
Vì mướp đắng có thể làm tăng men gan, ảnh hưởng đến thận do gan khó đào thải được chất ra ngoài. Vì vậy những người mắc bệnh gan, thận không nên ăn mướp đắng.
3. Người mắc bệnh tiêu hóa
Mướp đắng có tác dụng tăng tiết men tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nhưng nếu những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu thì các hoạt chất trong mướp đắng kết hợp vào sẽ tạo nên sự “quá đà” và gây nên hiện tượng tiêu chảy, lỵ, gây các bệnh ở dạ dày.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, liều khuyên dùng trong ngày khoảng 200 – 300g khổ qua tươi hoặc 30 – 60g khổ qua khô. Với thành phần dinh dưỡng nêu trên, khổ qua mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Vì vậy, các bạn hãy tận dụng ngay nguồn dinh dưỡng tự nhiên do thiên nhiên ban tặng để làm đẹp và bồi bổ cho cơ thể nhé.
Tổng hợp bởi: Kiến Thức Cần Biết