Chảy máu cam là căn bệnh thông thường xảy ra ở nhiều đối tượng. Nguyên nhân có thể do yếu tố thời tiết hay một số xây xát về mũi, chỉ kéo dài 5-10p. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan khi tình trạng này kéo dài hơn 10p hay 20p, chảy máu liên tục, nhiều ngày liền. Vậy chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng Kiến thức cần biết tìm hiểu nhé!
1. Tổng quan về chảy máu cam ở người lớn
Chảy máu mũi, hay còn gọi là chảy máu cam, xảy ra khi các mạch máu nhỏ bên trong mũi bị vỡ do tổn thương. Tình trạng chảy máu cam được chia thành hai loại:
Chảy máu mũi trước: Máu chảy từ niêm mạc mũi ra mũi trước do màng nhầy trở nên quá khô, hoặc có một tác động lực trực tiếp vào mũi. Tình trạng này rất hiếm khi nguy hiểm;
Chảy máu mũi sau: Là tình trạng nghiêm trọng hơn, máu xuất phát ở phía sau khoang mũi rồi chảy xuống miệng và họng, gây ho khạc hoặc nôn ra máu.
2. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn
- Stress và lo lắng: Một trong số những yếu tố nguy cơ gây chảy máu cam ở người lớn là do căng thẳng và lo âu mãn tính. Hiệp hội lo âu và trầm cảm Hoa Kỳ (ADAA) ước tính rằng có hơn 40 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc chứng rối loạn lo âu. Đây cũng là những đối tượng có nhiều nguy cơ bị chảy máu mũi mãn tính, chảy máu tái phát hoặc chảy máu đột ngột. Ví dụ, các tình huống khiến con người lo lắng như mang thai, sợ độ cao, cạnh tranh trong thể thao hoặc bị chấn thương thể chất, … cũng đều có nguy cơ gây chảy máu cam. Trong những trường hợp này, cảm giác căng thẳng không trực tiếp gây ra chảy máu mũi, mà nguyên nhân chính là do tình huống cụ thể làm cho chúng ta phải lo lắng và kèm theo đó là chảy máu cam.
- Nhức đầu: Nhức đầu do căng thẳng có thể dẫn đến hoặc đi kèm với chảy máu mũi.
- Ngoáy mũi hoặc xì mũi mạnh: Một số người có xu hướng ngoáy mũi hoặc xì mũi thường xuyên khi cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, và chính điều ngày cũng có thể gây chảy máu mũi.
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp không chỉ được xem như một yếu tố kích thích chảy máu cam, mà còn khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn ở mỗi lần. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị huyết áp cao cũng có chứa thành phần làm loãng máu khiến tình trạng chảy máu mũi càng trở nên khó kiểm soát hơn.
- Chế độ ăn uống: Một vài loại thực phẩm có trong chế độ ăn uống cũng có thể gây chảy máu mũi, chẳng hạn như thức ăn quá cay nóng, bia rượu, sô cô la và trái cây họ cam quýt.
- Thời tiết: Chảy máu cam ở người lớn cũng thường xuất hiện vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, quá nóng hoặc quá lạnh, đặc biệt là vào mùa đông hanh khô.
- Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, dị dạng mạch máu…
- Bệnh lý về máu: Suy tủy, rối loạn chức năng đông cầm máu, suy tủy…
- Bệnh lý mạn tính: Xơ gan, suy thận
- Do dùng thuốc: Thuốc chống đông máu, dùng Corticoid kéo dài
- Nhiễm độc: Hít phải các hóa chất độc hại như acid, kim loại nặng…
- Thiếu vitamin C, K: vitamin C giúp cho độ bền của thành mạch, vitamin K tham gia vào quá trình đông máu. Nếu thiếu 2 vitamin này, cơ thể rất dễ gặp phải các tình trạng gây chảy máu, xuất huyết.
- Nguyên nhân khác: Suy giảm miễn dịch, ngộ độc, các bệnh lý di truyền
3. Cách xử trí khi bị chảy máu cam
Mặc dù đây là tình trạng khá phổ biến nhưng không vì thế mà chủ quan. Người bị chảy máu mũi nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.
Sơ cứu ban đầu: Đây là việc ưu tiên hàng đầu khi có người bị chảy máu mũi.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế ngồi thẳng, đầu hơi ngả về phía trước.
- Bóp chặt cánh mũi và thực hiện thở bằng miệng khoảng 10 – 15 phút đến khi máu chảy chậm hoặc ngừng chảy.
- Có thể sử dụng bông có tẩm thuốc co mạch để sâu vào vị trí chảy máu.
- Một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.
- Không nên ngả đầu về phía sau vì máu sẽ chảy vào cổ họng, khí quản gây nên các vấn đề về hô hấp.
- Nếu có thể thì nên khạc nhổ máu trong cổ họng và miệng ra ngoài.
Trong trường hợp nhẹ có thể chỉ sơ cứu tại chỗ mà không cần đưa đến cấp cứu tại bệnh viện. Tuy nhiên nếu thấy bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu: trụy mạch, xanh nhợt, toát mồ hôi, thở khó,… thì cần đưa ngay đến bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.
4. Phòng ngừa chảy máu cam
Chảy máu cam thường khó kiểm soát. Tuy nhiên có thể phòng ngừa tình trạng này bằng những cách sau đây:
- Hạn chế ngoáy mũi quá nhiều, quá mạnh hoặc tác động tiêu cực đến mũi, vùng mặt.
- Khi thời tiết khô hanh, nóng, cần đeo khẩu trang bảo vệ mũi.
- Không nên ngồi điều hòa quá lâu, cần thường xuyên thay đổi không khí sinh hoạt và làm việc.
- Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, vệ sinh mũi đúng cách.
- Ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung đầy đủ vitamin C.
- Tránh xa khói thuốc lá. Việc hút thuốc có thể gây kích ứng bên trong mũi và làm khô mũi;
- Rèn luyện thói quen tốt: Uống nhiều nước; Giảm tiêu thụ caffeine; Thường xuyên tập thể dục để cải thiện sức khỏe tim mạch; Dành thời gian ra ngoài gần gũi với thiên nhiên; Trang bị máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ và tránh các tác nhân gây dị ứng.
- Giảm căng thẳng: Bạn có thể kết hợp các kỹ thuật thư giãn vào cuộc sống hàng ngày để giảm căng thẳng và lo lắng, chẳng hạn như: Yoga, Body scan.
- Không lạm dụng thuốc cảm lạnh và dị ứng quá thường xuyên. Những thành phần chứa trong thuốc có thể làm khô mũi, đôi khi một số loại thuốc còn là nguyên nhân gây chảy máu cam hoặc làm cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, dù với bất cứ trường hợp nào bệnh nhân cũng không nên tự tiện dùng thuốc mà cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ;
Chảy máu mũi (chảy máu cam) là một hiện tượng không còn gì xa lạ. Cần phát hiện sớm tình trạng chảy máu cam để xử lý, cấp cứu kịp thời. Nếu tình trạng chảy máu cam xuất hiện nhiều lần mà không rõ nguyên nhân, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để khám cụ thể.
Tổng hợp bởi: Kiến Thức Cần Biết
https://kienthuccanbiet.com/