Napas là gì, nó viết tắt của từ gì, hãy cùng Kiến Thức Cần Biết tìm hiểu chi tiết về Napas qua bài viết dưới đây.
NAPAS là gì? NAPAS GỒM NHỮNG NGÂN HÀNG NÀO
Tóm Tắt Nội Dung
Các bạn thường xuyên thanh toán online các dich vụ trực tuyến có lẽ không còn xa lạ gì với NAPAS, cổng thanh toán này đã giúp đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho người dùng, là một dịch vụ hữu ích đối với cộng đồng. Vậy NAPAS là gì?
Napas là viết tắt của cụm từ National Payment Service (Dịch vụ Thanh toán Quốc gia) được điều hành bởi Công Ty Cổ Phần Thanh Toán Quốc Gia Việt Nam. Vậy công ty này là công ty nào? Các bạn hãy cùng đọc bài viết bên dưới nhé.
Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) được thành lập từ năm 2004, trên cơ sở đổi tên từ Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam sau khi hoàn thành sáp nhận doanh nghiệp với Công ty CP Dịch vụ Thẻ Smartlink. NAPAS là đơn vị trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam. Cổ đông chính của NAPAS gồm Ngân hàng nhà nước và 15 Ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam.
NAPAS hiện đang quản trị và vận hành hệ thống chuyển mạch kết nối liên thông mạng lưới 18.600 máy ATM, 261.000 máy POS, trên 100 triệu thẻ của 48 ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. NAPAS đồng thời cung cấp dịch vụ cổng thanh toán điện tử kết nối với các đơn vị cung cấp dịch vụ công, các doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực hãng hàng không, viễn thông, khách sạn, du lịch và nhiều dịch vụ thanh toán điện tử tiện ích khác cho người dân.
Trong vai trò tổ chức chuyển mạch tài chính và cung ứng hạ tầng thanh toán bán lẻ cho nền kinh tế, thực hiện Thông tư số 41/2018/TT-NHNN quy định về lộ trình chuyển đổi thẻ ngân hàng sang thẻ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa do Thống đốc NHNN ban hành, ngày 28/5/2019, NAPAS cùng 7 ngân hàng đầu tiên gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, Sacombank, TPBank, ABBank đã chính thức ra mắt sản phẩm thẻ chip nội địa của các ngân hàng. Trong thời gian tới, NAPAS tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng thực hiện chuyển đổi, hướng tới mục tiêu chuyển đổi 75 triệu thẻ nội địa từ thẻ từ sang công nghệ chip an toàn, bảo mật, thông suốt theo đúng yêu cầu của NHNN đặt ra từ nay đến hết 2021.
Trước năm 2004, các ngân hàng ở Việt Nam đều hoạt động riêng lẻ chứ chưa có sự liên kết như bây giờ. Khi đó, thẻ ATM của ngân hàng này không thể rút tiền ở máy ATM của ngân hàng khác, nên rất bất tiện cho người dùng thẻ khi muốn giao dịch tại một khu vực không có ngân hàng mình đăng ký mở tài khoản. Vì vậy, một tổ chức liên kết các ngân hàng tại Việt Nam đã ra đời nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ thanh toán điện tử cho các lĩnh vực liên quan khác như hàng không, viễn thông, khách sạn, du lịch…
Trước khi Napas được thành lập, từng có 3 tổ chức liên ngân hàng khác hoạt động. Một là Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam (Banknetvn) gồm Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Chính sách xã hội. Hai là VNBC (Vietnam Bank Card) với 10 ngân hàng và 1 công ty thành viên sát nhập vào Banknetvn. Ba là Công ty CP Dịch vụ thẻ Smartlink gồm Vietcombank và 15 ngân hàng cổ phần thành viên khác. Năm 2016, sự hợp tác của các tổ chức nói trên đã tạo nên mạng lưới liên ngân hàng trên toàn quốc, đánh dấu sự ra đời chính thức của thương hiệu Napas, “Một kết nối. Mọi thanh toán” với hy vọng mang lại sự tiện lợi và hiện đại khi giao dịch thanh toán ở nhiều lĩnh vực, ngành hàng khác nhau.
Với tuyên ngôn thương hiệu “Một kết nối. Mọi thanh toán”, NAPAS đã và đang phối hợp với các ngân hàng, các đối tác, các tổ chức chuyển mạch quốc tế cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số hóa tiên tiến nhất trên thế giới như giải pháp thanh toán Tokenization, QRCode; …
“Sự tiện lợi và hiện đại” làm kim chỉ nam để NAPAS cùng với các ngân hàng, đối tác hướng tới cung cấp các sản phẩm dịch vụ thanh toán đa dạng, đạt chuẩn quốc tế; đem lại nhiều lợi ích và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Thẻ NAPAS là gì?
Bạn có để ý trên thẻ ATM của mình, ngoài tên ngân hàng ra còn có một logo Napas? Bạn có biết Napas là gì và giúp ích thế nào cho việc giao dịch của bạn với ngân hàng không?
Thẻ Napas gọi đầy đủ là thẻ ATM nội địa Napas. Tuy nhiên, công ty Napas không trực tiếp phát hành thẻ mà sẽ do các ngân hàng liên kết phát hành và có thêm logo bên dưới để nhận biết thẻ đó có nằm trong mạng lưới Napas. Nếu thẻ của bạn không có logo Napas, bạn có thể kiểm tra lại với ngân hàng xem họ có nằm trong tổ chức liên kết không, vì một số thẻ cũ phát hành trước đó vẫn chưa cập nhật logo Napas lên thẻ. Khi sử dụng thẻ Napas, bạn có thể thực hiện mọi giao dịch giống một thẻ ghi nợ nội địa như thanh toán hóa đơn tiền điện – nước – Internet, thanh toán trực tiếp qua máy POS, chuyển tiền/rút tiền tại máy ATM, chuyển khoản nhanh liên ngân hàng 24/7, dịch vụ mua sắm trực tuyến và cả nạp tiền điện tử vào dịch vụ trả trước (điện thoại di động, game, dịch vụ nội dung số, ví điện tử, thẻ trả trước…). Tất nhiên, bạn cần phân biệt rõ ràng giữa thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng để có cách sử dụng thật phù hợp nhé!
Mạng lưới Napas gồm một hệ thống kết nối liên thông hơn 17.000 máy ATM, 270.000 máy POS, 300 doanh nghiệp thanh toán điện tử trong phần lớn các lĩnh vực phổ biến; phục vụ hơn 100 triệu chủ thẻ của 46 ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam.
Các ngân hàng đang nằm trong mạng lưới Napas bao gồm:
Vietnam Airlines
Vietjet Air
Air Asia
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)
Hệ thống thu phí tự động (VETC)
Tập đoàn vận tải Mai Linh
Vận tải dịch vụ Thủ đô Hà Nội (Taxi Group)
Adayroi
Lazada
AEON Shop
Mobifone
Vinaphong
Viettel
GMobile
Dai-ichi Life
eMIC
CHUBB
PTI
Prudential
PJICO
Garena
VTC Game
VGG JSCC
Vega Corporation
SohaPay
VTC Intecom
NextTech
Cốc Cốc
NCT Corporation
Zalo Pay
NgânLượng.vn
BaoKim.vn
Momo
ECPay
Zing Pay
Tickket box
Home Pay
Canifa
BHD Cinema
Tripi
The Face Shop
VNTrip.vn
Deal Today
Muaban.net
Juno
Bài này đã được sửa đổi lần cuối vào 12/09/2020 10:37 Chiều
Nguồn gốc tên gọi Thủ Thiêm và tại sao gọi là Thủ Thiêm thì không… Đọc Thêm
Bánh đúc là món ăn dân dã có mặt ở khắp ba miền, tuy nhiên… Đọc Thêm
Nguồn gốc của lửa trại chi tiết, bài luận được nhiều người yêu thích nhất… Đọc Thêm
Công dụng của trái mướp đắng là vô cùng lớn, mướp đắng là thực vật… Đọc Thêm
Trang web này sử dụng cookie. Nó giúp chúng tôi cải thiện để bạn có trải nghiệm tốt hơn!
Để lại bình luận