Cách phân biệt 2 từ tiếng Anh “communication” và “communications”, nhiều anh chị em trong nghề marketing dịch ra nghĩa của 2 từ này đều là “truyền thông“, điều đó có đúng không? và chúng ta phải hiểu như thế nào cho đúng? Hãy cùng Kiến Thức Cần Biết tìm hiểu nhé.
Nếu ai nhanh trí và thông minh sẽ không đi tranh luận và bàn cãi quá nhiều về nghĩa của 2 từ này.
Điểm khác nhau thứ nhất giữa Communication và Communications
Thật ra giữa “communication” và “communications” chỉ khác nhau có đúng một chữ “s” mà thôi. Đúng không các bạn! 🙂
Điểm khác nhau thứ hai giữa Communication và Communications
Ngày nay Google Translate cũng khá hoàn thiện rồi (tuy nhiều người than nó nhiều khi dịch không chuẩn, nhưng mình cho rằng vậy là quá đủ cho một dịch vụ free rồi 🙂 ), sao bạn không dịch 2 từ này bằng Google Translate xem nó ra cái gì. Kết quả nghĩa nó ra như sau:
- Communication: giao tiếp
- Communications: thông tin liên lạc
Vậy tại sao nhiều người vẫn dịch 2 từ này đều là truyền thông?
Việc sử dụng nghĩa của cả 2 từ đều là “truyền thông” ta không thể nói sai hay đúng mà phải xét nó ở trong ngữ cảnh, trong tình huống cụ thể nào. Ta lấy lấy ví dụ: Khi được ghép vào một danh từ tiếng anh khác nhé:
Một công ty lấy tên là “ABC Communication” với ngành nghề chính là tư vấn về các vấn đề nghe nhìn cho khách hàng và có tương tác trực tiếp qua lại để tạo ra sự cộng hưởng. Vậy có nghĩa là công ty truyền thông ABC đó thiên về giao tiếp 2 chiều, và phải là giao tiếp có hiệu quả có sự ghi nhận đóng góp bình luận, phản hồi,…
Nhưng một công ty khác lại lấy tên là AB123 Communications. Ngành nghề chính là Marketing Online, như sản xuất các chương trình TV, giải trí, radio,…nó chỉ có phát một chiều, người nhận có muốn nhận cũng được mà không nhận cũng không sao.
Cả 2 công ty đều lấy tên là truyền thông nhưng cách làm của họ là khác nhau.
Vậy điểm khác nhau thứ 3 giữa Communication và Communications là đây:
Trong marketing doanh nghiệp, Communications là truyền thông một chiều liên quan hoặc thông qua các hệ thống mass media, dựa trên công nghệ thông tin để truyền dẫn dữ liệu đến mọi người. Ví dụ:
- communications and mass media (truyền thông và phương tiện thông tin đại chúng),
- communications link failure (liên kết truyền thông bị lỗi),
- communications officer (cán bộ truyền thông).
Communication: là truyền thông thiên về giao tiếp hai chiều. Trong marketing nó được hiểu là cách doanh nghiệp và khách hàng giao tiếp với nhau hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua mass media nhưng có phản hồi qua lại. Nó là cách hiểu mở rộng từ “communications“
Sự giống nhau cơ bản nhất giữa Communication và Communications đó chính là:
Communication và Communications đều có thể mang nghĩa là truyền thông, nhưng “communicaion” là cách hiểu mở rộng từ “communications” nó phát triển hơn và nó phù hợp với xu thế phát triển của doanh nghiệp ngày nay vì có sự tương tác, cộng hưởng từ cả phía truyền đạt thông tin và bên tiếp nhận thông tin, sự qua loại nhiều khi thể hiện liên tục và lâu dài (như việc chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp để giữ gìn các mối quan hệ làm ăn,…)
Như vậy theo tôi, việc chọn lựa sử dụng “communication” hay “communications” vào các văn bản nó thực sự không quan trọng lắm, quan trọng là ở người sử dụng sẽ triển khai thế nào trong các hoạt động mà thôi. Đừng đặt nặng vấn đề ngôn ngữ nhé các bạn. Cuộc sống không có gì perfect 100%. Hãy sống với những gì mình cho là đúng, xây dựng bất cứ cái gì cũng chú trọng vào nội dung và nó thực sự mang lại hiệu quả như ý mình là được.
“Google” và “Yahoo” cũng là cái tên không có ý nghĩa gì về mặc ngữ nghĩa mà, vậy mà họ đã xây dựng nên một cỗ máy khổng lồ thế nào. Cho nên chúng ta hãy đừng quan trọng hình thức, mà hãy quan trọng cốt cách.
Qua bài viết này Kiến Thức Cần Biết đã giải thích cho bạn về Communication hay Communications và sự khác nhau giữa Communication và Communications. Chúc bạn thành công trong cuộc sống!
Bài viết cộng tác từ Chuyên Gia Marketing và Truyền Thông Doanh Nghiệp của Kienthuccanbiet.com. Subcribe kênh youtube để ủng hộ ban biên tập chúng tôi nhé: https://www.youtube.com/kienthuccanbiet
Kiến Thức Cần Biết là trang chia sẻ kiến thức hay, thực tế và thú vị. Bạn có thể cài đặt web app về máy điện thoại của mình để nhận thông báo mỗi khi có bài chia sẻ mới. Xem hướng dẫn cài đặt tại Đây
Nhấn vào hình cái chuông để đăng ký thông báo bài viết mới ngay trên trình duyệt của bạn nhé! Nhận thông báo bài viết mới từ chúng tôi chỉ có ích chứ không có hại. Cảm ơn bạn!