SMEs hay SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi công thức hóa ta được: SME = Small and Medium Enterprise.
Sự khác biệt giữa SME và Startup?
Hai khái niệm Lập Nghiệp và Start Up luôn bị mọi người hiểu nhầm , vậy làm sao phân biệt được hai khái niệm này? Để hiểu rõ và phân biệt hai khái niệm này các bạn tham khảo bài đọc dưới đây nhé.
1. Doanh nghiệp SMEs là gì?
SMEs hay SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi công thức hóa ta được: SME = Small and Medium Enterprise.
[Doanh nghiệp Startup là gì? ] là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp, đầy đủ hơn là Khởi nghiệp kinh doanh. Khởi nghiệp là một tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất.
Phương Tây định nghĩa “ Startup là một công ty giải quyết một vấn đề của thị trường mà lời giải còn chưa được rõ ràng, chưa có hướng giải quyết và thành công thì bấp bênh ”. Start Up ngay từ khi thành lập đã nhắm đến thị trường rộng lớn thậm chí toàn cầu.
2. Quy mô
SMEs hay SME thường có quy mô hay được gọi là Lập nghiệp giống như việc mở nhà hàng ăn, quán phở, quán café, trà sữa nhưng chỉ làm ở phạm vi, quy mô nhỏ, thường là mang tính địa phương, khu vực nhỏ.
Lợi thế cạnh tranh độc đáo, chỉ những thứ mà có những công thức, những chỉ ta làm được mà đối thủ ta sẽ rất khó hoặc sẽ mất rất nhiều thời gian để bắt chước:
Thành lập SME không cần quá dựa vào lợi thế cạnh tranh độc đáo hoặc các sáng tạo đột phá vì họ chỉ hoạt động ở một quy mô nhỏ và việc cạnh tranh không ở quy mô toàn cầu như Start Up.
Start Up chắc chắn phải có vì việc cạnh tranh với các đơn vị lớn khác là điều chắc chắn xảy ra khi họ mở rộng quy mô.
3. Mục tiêu
Start Up tập trung vào việc quy trình hóa các công việc trong bộ máy vận hành để khiến nó có thể chuyển giao được cho nhiều người, nhiều vị trí có thể thay thế hỗ trợ nhau.
SMEs – thường lựa chọn các ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận cao
Qui mô nhỏ dẫn đến tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ đó là lợi thế của các SMEs mà các doanh nghiệp lớn không có được. Nên các ngành kinh doanh ăn uống, lương thực thực phẩm, thời trang, may mặc, và những sản phẩm tiêu dùng là những sản phẩm thế mạnh của các SMEs. Các nghiên cứu SMEs tại Indonesia cho thấy rằng các doanh nghiệp SMEs và siêu nhỏ, trong đó 60,42% hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, và 70% là do phụ nữ làm chủ. Nếu nhà hàng, ngành dịch vụ có thể quy trình hóa thì có thể gia tăng được quy mô và tốc độ phát triển.Và sẽ có thể phát triển thành dạng chuỗi hoặc mô hình nhượng quyền ( franchise )
4. Chủ đầu tư
Đa số các SMEs là doanh nghiệp cá nhân hay gia đình, nên việc điều hành chủ yếu từ các thành viên gia đình nên sẽ không có khả năng thu hút những nhà quản lý giỏi nếu không hạn chế theo cách quản lý theo gia đình. Đa số các nhà điều hành SMEs đều thiếu kiến thức quản lý và những kỹ năng cần thiết để quản lý doanh nghiệp có qui mô. Nên những SMEs khi phát triển lớn hơn thì việc chuyển sang công ty cổ phần đại chúng và cần có chính sách thu hút các nhà quản lý chuyên nghiệp và có kiến thức chuyên sâu hơn là cần thiết.
Start Up thường sẵn sàng chia sẻ cổ phần công ty cho nhiều nhà đầu tư khác để công ty có thể sử dụng các đòn bẩy vốn đó phát triển đột phá trong thời gian ngắn. ( Đa phần các founder của các Start Up chỉ giữ lại một phần nhỏ cổ phần ).
5. Khả năng phát triển
Start Up khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm sẽ không tốn thêm nhiều chi phí, và các khả năng tiết kiệm chi phí được quan tâm nhiều hơn, điều này phổ biến với các doanh nghiệp làm về phần mềm , công nghệ thông tin , dịch vụ số hay thương mại điện tử.
Với SME kinh doanh các dạng dịch vụ như ăn uống, tư vấn thiết kế, mô hình phòng Gym, nhà hàng thì mỗi lần muốn mở rộng quy mô thì phải bỏ thêm nhiều chi phí để thuê địa điểm, tuyển dụng thêm nhiều nhân viên, cần thuêthêm nhiều quản lý…
Sản xuất thêm sản phẩm sẽ tốn thêm nhân công, nguyên vật liệu, khấu hao máy móc, chi phí quản lý.
Đây là một điểm giới hạn khiến những mô hình này khó tăng trưởng đột phá.
6. Xây dựng mô hình kinh doanh mới hay truyền thống
SME tập trung xây dựng dựa trên các mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sẵn và được chứng minh về hiệu quả doanh thu.Ngay khi hoạt động kinh doanh được thực hiện thì có thể đem về doanh thu và lợi nhuận ngay.
Start Up tập trung đưa ra và giải quyết các vấn đề mới của xã hội hoặc giải quyết vấn đề cũ nhưng với mô hình mới hiệu quả hơn.Thường khi sinh ra sẽ tác động lớn đến cách vận hành của xã hội và lật đổ hoặc tác động làm thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống.
7. Tốc độ tăng trưởng
SME có thể có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên, tuy nhiên doanh thu tăng trưởng thường chưa được cao và chưa có sự ổn định. Nhưng nếu nguồn vốn có dồi dào hơn thì sự tăng trưởng sẽ nhanh hơn.
Start Up thường sẽ mất thời gian đầu để có được người dùng quan tâm và số lượng nhất định, giai đoạn đầu thường sẽ thua lỗ và cần phải được nhà đầu tư rót vốn liên tục, tuy nhiên hiệu quả chưa thấy được ngay lợi nhuận mà thường được thể hiện qua lượng người dùng có được.
Tuy nhiên, nếu đến thời điểm dạt đến sự thành công nhất định thì doanh thu sẽ tăng cấp số không ngờ.
Bài viết trên là một vài điểm khác biệt giữa SMEs và Start Up để các bạn tham khảo và đưa thêm ra các ý kiến và thông tin bổ sung thêm.
Qua đó, ta có thể thấy được nếu nói rằng mở một quán trà sữa hay cửa hàng ăn uống thì không thể coi đó là Start Up.
Điều cuối cùng, dù chúng ta phát triển ở mô hình nào thì vẫn có những rủi ro lớn và vấn đề chính là vẫn tạo ra giá trị cho xã hội và tạo ra nguồn doanh thu dồi dào.
Kiến Thức Cần Biết .com – blog chia sẻ